Thế nào là một dịch vụ Logistics “xanh”?

Logistics “xanh” là chuỗi hoạt động logistics mà trong đó toàn bộ các hoạt động thành phần của “chuỗi” đó bao gồm từ nhà máy sản xuất, vận tải, kho bãi cho đến tàu biển, máy bay…vv phải quan tâm đến hạn chế tác động tiêu cực lên môi trường.

Ví dụ: một hoạt động logistics “xanh” của chuỗi cung ứng chuối ra thị trường phải bảo gồm: nông trại sản xuất chuối phải “xanh” (chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, nói không với phân bón vô cơ, không dung thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng hệ sinh thái loại trừ (Ví dụ: dùng chim để bắt sâu), nguồn năng lượng sử dụng trong nông trại phải thân thiện với môi trường (chỉ sử dụng điện gió, điện mặt trời, tăng cường dùng ánh sáng tự nhiên), sử dụng hệ thống gom nước mưa để tưới tiêu thay vì phải bơm nước từ lòng đất; hoạt động vận chuyển chuối vào siêu thị chỉ sử dụng xe điện, dùng Pin năng lượng mặt trời vvv; hoạt động lưu kho chỉ sử dụng nguồn điện năng “xanh” (điện gió, năng lượng mặt trời), hệ thống xe forklift vận hành trong kho chỉ sử dụng xe điện (không sử dụng xe dầu); hoạt động vận chuyển chuối xuất khẩu ra nước ngoài bằng đường biển phải dùng tàu biển chạy bằng năng lượng ít ảnh hưởng đến môi trường (ví dụ: dùng gió thay vì dùng dầu nặng, dùng điện từ pin mặt trời thay vì dùng dầu diesel)…Như vậy, chỉ khi toàn bộ các thành phấn cấu thành hoạt động logistics được gọi là “xanh” thì hoạt động logistics mới được hiểu là Logistics Xanh.

Hiện nay, rất nhiều công ty Logistics trên thế giới đã và đang bắt tay vào “sản xuất” và “cung cấp” toàn bộ các dịch vụ hoặc từng phần dịch vụ logistics xanh ra thị trường để cùng chung tay bảo vệ môi trường và hành tinh xanh. Ví dụ: hiện nay các hoạt động Kho của Maersk Việt Nam chỉ sử dụng xe Forklift chạy bằng điện (không còn sử dụng xe forklift dầu diesel từ 2011), và điện năng thắp sáng trong kho chủ yếu sử dụng điện năng lượng mặt trời (không sử dụng điển lưới), hệ thống đèn chiều sáng cũng đã được chuyển sang các loại bóng LED tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường. Về mảng vận tải đường biển, Maersk VN cũng cam kết giảm khí thải CO2 đến con số “0” trước năm 2050.

Tại Việt Nam, theo chương trình hành động của Chính Phủ và Tổng Cty Điện Lực Việt Nam, hiện nay rất nhiều hệ thống điện gió và điện mặt trời đã được hình thành để cung cấp ra thị trường ngày càng nhiều sản phẩm logistics “xanh” made in Vietnam cùng chung tay với thế giới góp phần duy trình một hành tinh xanh cho mục tiêu phát triển bền vững.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *