Liệu Cái Mép –Thị Vải có trở thành một Laem Chabang trong vòng 20 năm tới?

Benny Nguyễn

Giữa cái khủng hoảng kẹt cảng của năm 2008, người ta kỳ vọng về một hệ thống cảng tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giải quyết được vấn đề giảm tải cho hệ thống cảng trong nội thị TP.HCM và xa hơn nữa là đóng vai trò một khu cảng trung chuyển (hub port) cho cả nước và khu vực, vào thời gian đó, người ta ca tụng Cái Mép – Thị Vải như một chiếc phao cứu sinh được ném xuống biển kịp lúc ngay khi cả hệ thống cảng HCM đang ngấp nghé “chết đuối” với hàng trăm ngàn container phải đưa ra khỏi cảng hàng ngày nhằm giảm ùn tắc phần nào cho cảng.

Tuy nhiên, sau hơn 4 năm được đưa vào hoạt động, Cái Mép – Thị Vải đã bộc lộ những yếu điểm về mặt hoạch định chính sách kinh tế và thương mại dài hạn cho khu cảng được thể hiện thông qua sự rút lui vô thời hạn của một số nhà đầu tư được cho là có tầm cỡ lúc bấy giờ như SSIT, SITV. Bởi theo một số nhà phân tích thì việc phát triển Cái Mép – Thị Vải chưa căn cứ trên cung –cầu của thị trường…

Tác giả sẽ đưa ra những so sánh về các yếu tộ tự nhiên, kỹ thuật, cũng như thương mại nhằm đưa ra kết luận liệu khu cảng Cái Mép –Thị Vải (CMTV) của Bà Rịa –Vũng Tàu có thể trở thành một mô hình cảng thành công như cảng Laem Chabang sầm uất của Thái Lan trong vòng 10 năm tới hay không?

 

Box 1 –Tóm tắt thông tin LCB và CMTV

                                                                  Cái Mép –Thị Vải              Laem Chabang

 

Bố trí hệ thống cảng                                 Rải rác dọc bờ sông             Tập trung thành 1 khu

Năm bắt đầu khai thác                              6/2009                                  01/1991

Lịch sử khai thác                                      4 năm, 5 tháng                     22 năm, 11 tháng

Tổng diện tích theo quy hoạch                 Không có quy hoạch            2572ha

Tổng số nhà khai thác (container)            9                                           10

Sản lượng năm đầu tiên                            336.264TEU                        60.000TEU

Mớn nước tại cảng                                    -14.5m                                 Từ -14m đến -16m

Cẩu bờ lớn nhất                                        Super Post-panamax           Super Post-panamax

Kết nối với đường sắt                               Không                                  Có

Kết nối với đường thủy nội địa                 Có                                        Có

Khoảng cách đường bộ đến

sân bay quốc tế gần nhất (km)                  75km (Tân Sơn Nhất)          95km (Băng Kốc)

Nguồn: tổng hợp của tác giả

  1. Điều kiện tự nhiên – tương đồng về bố trí địa lý: HCM = BKK, CMTV = Laem Chabang

Cũng với một mục tiêu tối thượng như cảng Laem Chabang (LCB) là giảm tải cho hệ thống cảng đang bị ùn tắc tại Bangkok (BKK), cụm cảng Cái Mép –Thị Vải (CMTV) được thiết kế nhằm giảm tải cho hệ thống cảng trong nội thị thành phố HCM đồng thời được tăng cường bằng mớn nước sâu hơn và hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại nhằm đón được các thế hệ tàu lớn ngang tầm thế giới với chức năng là một cảng trung chuyển trong tương lai. Trong các điều kiện kiến tạo của mình, cả CMTV của Việt Nam và LCB của Thái Lan đều có những điểm tương đồng mà, theo nhận định của tác giả, sẽ góp phần đưa khu cảng CMTV của chúng ta trở thành một mô hình phát triển tương tự như LCB của Thái Lan trong vòng 20 năm tới. Đó là các điểm tương đồng về mặt vị trí tự nhiên, địa lý, vùng hậu phương hàng hóa, kết nối với trung tâm (CMTV kết nối với HCM và LCB kết nối với BKK),

  • Bố trí khu cảng: vị trí địa lý trong tổng thể quốc gia

  • Sự khác biệt trong quy hoạch (ba giai đọan phát triển của LCB)
  • Phương thức quản lý khai thác của nhà nước (mô hình chinh quyền cảng (portstate authority) hay cảng tư nhân (private port)
  1. Điều kiện kỹ thuật – sự khác biệt giữa một cảng Biển và một cảng Sông
  • Mớn nước tự nhiên
  • Luồng dẫn tàu
  • Đê chắn sóng
  • Khoảng cách đến các cảng lớn trong khu vực (tính theo đường tàu chạy)
  • Khoảng cách đến tuyến vận tải quốc tế gần nhất
  1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
  • Tổng số terminal, tổng chiều dài cầu cảng, tổng diện tích bãi
  • Trang thiết bị kỹ thuật
  1. Điều kiện thương mại –vùng hậu phương cung cấp nguồn hàng vững chắc
  • Bố trí hậu phương –nguồn hàng cho khu cảng
  • Kết nối với vùng hậu phương (đường bộ (giữa BKK và LCB), đường sông, đường ray (giữa các ICD lớn như Latkrabang với LCB))
  • Quy họach hệ thống khu công nghiệp gần khu cảng
  • Sản lượng hàng thông quan hàng năm, yếu tố quyết định cho sự phát triển khu cảng
  1. Điều kiện thể chế – bàn tay của Chính phủ
  • Quy họach tập trung, tràn lan
  • Quy về một mối
  • Ưu tiên phát triển
  • Biện pháp hành chính
  • Quy tắc (thói quen) thương mại hỗ trợ khai thác cảng (quay cửa container trước khi vào cảng)
  1. Các dịch vụ hỗ trợ
  • Hệ thống hải quan điện tử, máy scan soi hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung tại khu cảng
  • Hệ thống kiểm tra hải quan 24h của Mỹ đặt tại khu cảng
  • Khu quản lý hàng nguy hiểm (DG – dangerous cargo) tập trung
  • Hệ thống ICD, bãi container phục vụ khu cảng
  • Khu nghỉ dưỡng Vũng Tàu – Pattaya, tái tạo sức lao động…

2 thoughts on “Liệu Cái Mép –Thị Vải có trở thành một Laem Chabang trong vòng 20 năm tới?”

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *